Rác thải nhựa trên biển – tác hại và biện pháp

Ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật. Chính vì thế, bảo vệ môi trường nước luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Rác thải nhựa trên biển là một trong số nhân tố tác động gây ra ô nhiễm môi trường nước. Vậy hậu quả của việc xả rác thải nhựa là gì? Làm thế nào để giảm thiểu rác thải nhựa ở biển? Cùng EKKO Green tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.

1. Thực trạng rác thải nhựa trên biển

Rác thải nhựa là các sản phẩm được làm từ nhựa. Chúng có thể là đồ mới hoặc đã qua sử dụng. Rác thải nhựa có đặc điểm chung là tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để các loại rác thải nhựa có thể phân hủy hoàn toàn, chúng ta có thể mất hàng trăm năm.

Rác thải nhựa trên biển - tác hại và biện pháp

Hiện nay, các vấn đề về việc bảo vệ môi trường luôn được quan tâm hàng đầu. Một trong số đó phải kể đến vấn nạn xả thải rác nhựa trên biển. Theo thống kê của tạp chí khoa học nghiên cứu về vấn đề này chỉ ra rằng: Trong hơn 8 tỷ tấn nhựa được sản xuất thì có đến hơn 6 tỷ tấn rác thải nhựa. Chính vì thế mà các vấn đề xoay quanh rác thải nhựa luôn được quan tâm hàng đầu.

2. Nguyên nhân gây ra rác thải nhựa ở biển

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các vùng biển. Một trong số những nguyên nhân điển hình phải kể đến:

  • Rác thải nhựa do người du lịch biển xả ra. Ngành du lịch biển tại Việt Nam rất phát triển bởi đất nước ta sở hữu những bờ biển rất đẹp. Tuy nhiên, ý thức kém của một số người du lịch đã làm tăng lượng rác thải môi trường biển.
  • Rác thải sinh hoạt tại đất liền: Do hoạt động sinh hoạt thường ngày xả thải ra ao hồ, sông suối,… Sau đó, rác thải nhựa theo nguồn nước trôi ra biển.
  • Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển
  • Một số nguyên nhân khác như do bão lũ, sóng thần,… các loại rác thải nhựa trong đất liền vô tình bị cuốn ra biển và trở thành rác thải,…

Những nguyên nhân chủ yếu trên đã gây ra tình trạng rác thải nhựa ngày càng nhiều. Vì thế, chúng ta cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng rác độc hại này.

3. Tác hại của rác thải nhựa trên biển

Rác thải nhựa gây ra nhiều tác hại đối với cả môi trường và đời sống của con người. Việc lượng rác thải nhựa trên biển ngày một tăng sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:

  • Gây tổn hại nặng nề đến đời sống của các sinh vật dưới nước: Làm giảm khả năng hô hấp, giết hại các loại sinh vật dưới nước do chúng tưởng rác thải nhựa là thức ăn,…
  • Môi trường sống của vi sinh vật, thực vật dưới nước bị hủy hoại. Do các loại rác thải nhựa mất rất nhiều thời gian để phân hủy hoàn toàn. Lâu dần trong môi trường nước sẽ sản sinh ra nhiều độc tố có hại đến thực vật dưới nước.
  • Làm hủy hoại cảnh quan môi trường biển. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ kém thu hút khách du lịch. Từ đó ảnh hưởng không chỉ đến thiên nhiên mà còn làm trì trệ phát triển ngành du lịch.
  • Ảnh hưởng đến nguồn nước của con người. Chất độc từ các loại rác thải sẽ ngấm dần vào nguồn nước và có thể đem đến nhiều mầm bệnh cho con người.
  • Hoạt động khai thác thủy hải sản gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là do môi trường sống là sinh vật khó phát triển. Thứ hai là do rác thải khiến việc nuôi trồng và đánh bắt trở nên khó khăn, kém thuận tiện hơn.

Qua một vài tác hại kể trên, chúng ta có thể thấy rác thải nhựa trên biển vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, việc giảm thiểu nguồn rác này là điều cấp thiết mà chúng ta cần thực hiện ngay hôm nay.

Rác thải nhựa trên biển - tác hại và biện pháp

4. Biện pháp giảm thiểu rác thải từ nhựa trên biển

Ngày nay có rất nhiều biện pháp hữu ích giúp giảm thiểu lượng rác thải trên biển. EKKO Green xin gợi ý một số phương pháp điển hình và mang lại hiệu quả tốt nhất như sau:

  • Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phân loại, xử lý rác thải nhựa nhanh chóng nhất. Điều này vừa giúp rút ngắn thời gian phân hủy rác thải, vừa giảm lượng rác xả ra môi trường.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người để hạn chế ý thức xấu xả rác bừa bãi.
  • Hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa. Thay vào đó là các sản phẩm có chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.
  • Thực hiện các chương trình làm sạch, vệ sinh bãi biển để mang lại màu xanh và sự trong lành cho môi trường nước….

Với những biện pháp kể trên, lượng rác thải ra môi trường phần nào được hạn chế. Qua đây, môi trường sống của sinh vật dưới nước cũng như con người được cải thiện tốt hơn.

Con người cũng cần nâng cao ý thức, thay đổi thói quen xấu hàng ngày như sử dụng túi nilon, ống hút nhựa để giảm lượng rác thải nhựa trên biển. Thay vào đó, sử dụng ống hút sinh học, túi bóng giấy sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm sinh học, vui lòng liên hệ với EKKO Green để được tư vấn cụ thể hơn:

Bài viết liên quan