Rác thải nhựa là nỗi ác mộng của toàn nhân loại. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở tình trạng đáng báo động. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này? Cùng EKKO Green khám phá các cách làm giảm lượng rác thải nhựa qua bài viết sau.
1. Tác hại của rác thải nhựa
Như chúng ta đã biết, các loại rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ, ống hút nhựa, túi bóng nilon,… mất hàng trăm năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này mang đến rất nhiều nguy hại cho con người và môi trường.
Một số tác hại của rác thải nhựa mà chúng ta có thể dễ dàng thấy như:
- Hủy hoại môi trường sống của sinh vật, động thực vật, con người,…
- Là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh, là tác nhân gây ung thư
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên…
Rác thải nhựa ảnh hưởng đến thiên nhiên và đời sống của chính chúng ta. Vì thế, tìm ra các cách làm giảm lượng rác thải nhựa là điều cần thiết.
2. 16 cách đơn giản để giảm thiểu lượng rác thải nhựa
Có rất nhiều ý tưởng chống rác thải nhựa đã được ứng dụng. Dưới đây là 16 cách cơ bản và đơn giản nhất mà EKKO Green muốn chia sẻ đến bạn đọc.
2.1. Hạn chế hộp nhựa
Hạn chế hộp nhựa là một trong các cách làm giảm lượng rác thải nhựa phổ biến nhất. Việc sử dụng hộp giấy, hộp inox, thủy tinh thay cho hộp nhựa vừa an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, nó đảm bảo giảm được tối đa lượng nhựa thải ra ngoài môi trường.
2.2. Sử dụng ống hút tre
Chúng ta thường có thói quen sử dụng ống hút mỗi ngày. Chính vì thế, lượng ống hút nhựa thải ra môi trường mỗi ngày rất lớn. Một sản phẩm ống hút nhựa có thể mất vài trăm năm để phân hủy. Ngoài ra, nó còn gây mất thẩm mỹ cảnh quan, gây tử vong do một số loài nhầm lẫn ống hút với thức ăn.
Bởi vậy, nên thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và dễ phân hủy.
2.3. Mang đồ dùng cá nhân
Mang theo đồ dùng cá nhân để hạn chế sử dụng đồ hộp một lần cũng là ý tưởng chống rác thải nhựa hay ho mà EKKO Green muốn giới thiệu
Thay vì sử dụng cốc, thìa, ống hút,… bằng nhựa. Bạn hãy mang đồ dùng cá nhân. Nó vừa tiện lợi lại rất vệ sinh.
2.4. Thay thế túi nilon bằng túi vải
Túi vải là một sự lựa chọn tuyệt vời mà chúng ta không thể không nhắc đến. Túi vải được làm từ chất liệu tự nhiên, có thể tái sử dụng nhiều lần. Vì thế, dùng túi vải vừa tiện lợi, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
2.5. Sử dụng chai lọ bằng thủy tinh, inox thay cho chai lọ nhựa sử dụng 1 lần
Nhiều người thường có thói quen mua nước đóng chai, mua cà phê, trà sữa,… sử dụng cốc nhựa một lần. Điều này đã góp phần làm lượng rác thải nhựa xả ra môi trường rất khó kiểm soát.
Người tiêu dùng, người kinh doanh nên thay đổi thói quen này bằng cách sử dụng chai lọ bằng thủy tinh, inox, hoặc bình nước cá nhân…
2.6. Mua số lượng lớn để hạn chế bao bì
Nếu mua lẻ, chúng ta cần phải sử dụng nhiều bao bì để đựng sản phẩm. Vì thế, nếu có thể, hãy mua số lượng lớn sản phẩm. Việc mua sỉ này sẽ hạn chế lượng bao bì nhựa xả ra ngoài môi trường.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi vải để đi chợ để hạn chế tiêu thụ nhiều bao bì nhựa sản phẩm.
2.7. Sử dụng và tái chế nhựa
Một trong số các cách làm giảm lượng rác thải không thể không nhắc đến sử dụng và tái chế nhựa. Bất cứ sản phẩm nhựa nào có thể tái sử dụng. Người tiêu dùng không nên vứt bỏ. Hãy tận dụng nó và sử dụng nhiều lần để hạn chế rác thải nhựa.
2.8. Hạn chế ăn kẹo cao su
Kẹo cao su được làm từ nhựa cây cao su tự nhiên. Khi bỏ bã kẹo, chính là bạn đang thải nhựa ra ngoài môi trường. Vì thế, nên hạn chế ăn kẹo cao su để hạn chế rác thải nhựa trong đời sống.
2.9. Hạn chế tích trữ sản phẩm đông lạnh
Khi tích trữ sản phẩm đông lạnh, bạn cần nhiều túi nilon để bảo quản và đóng gói. Điều này gây ra lượng rác thải nhựa lớn sau mỗi lần sử dụng.
Tuy nhiên, nếu thực sự cần tích trữ đông lạnh, hãy sử dụng hộp nhựa dùng nhiều lần thay vì túi bóng nhé.
2.10. Dùng diêm thay vì bật lửa
Vỏ bật lửa cũng được làm từ nhựa. Sau khi sử dụng, bật lửa rất khó có thể tái chế. Vì thế, bạn có thể thay đổi thói quen sử dụng bật lửa bằng diêm đốt. Diêm đốt phân hủy nhanh chóng, khá tiện lợi nên rất phù hợp với đời sống.
2.11. Sử dụng tã vải nếu có thể
Bỉm của trẻ em cũng là một nhân tố làm tăng lượng rác thải nhựa ra ngoài môi trường. Hiện nay, việc thay thế bỉm bằng tã vải là khó khả thi. Tuy nhiên, nếu có thể, các mẹ hãy thử sử dụng tã vải. Bởi nó vừa thoáng mát, vừa tiết kiệm lại không gây ô nhiễm.
2.12. Phân loại rác thải
Phân loại rác thải trước khi đem vứt cũng là một trong các cách làm giảm lượng rác thải. Phương pháp này không chỉ giúp việc phân hủy rác nhanh chóng hơn. Nó còn giúp dễ dàng đánh giá rác thải và có thể đem tái chế nếu cần thiết.
2.13. Đốt rác thải
Đốt rác thải cũng là một ý tưởng góp phần làm giảm lượng rác thải nhựa. Biện pháp này giúp thời gian phân hủy rác thải nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng cách này tại các hố rác lớn, xa khu dân cư,…
2.14. Sử dụng đồ dùng có nguồn gốc tự nhiên
Các sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên như gỗ, vải, tre, nứa,… dễ phân hủy hơn nhựa. Vì thế, nên ưu tiên chọn đồ dùng làm từ các chất liệu này để giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường.
2.15. Pha trà thay vì nước lọc đóng chai trong các buổi họp
Chúng ta nên tạo thói quen sử dụng trà thay vì nước lọc đóng chai trong các buổi họp, buổi học và sinh hoạt cộng đồng. Nước đóng chai tuy tiện lợi nhưng hậu quả lâu dài rất khó lường. Chúng ta không nên vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi đến sự an toàn của môi trường trong tương lai.
2.16. Mua đồ cũ
Việc mua lại đồ cũ cũng là cách giảm thiểu lượng rác thải nhựa đáng kể. Thay vì các đồ dùng cũ vẫn có thể sử dụng được bị ném ra bãi rác. Hãy tận dụng và tái chế nó để có chất lượng tốt nhất.
Trên đây là một vài chia sẻ, gợi ý về các cách giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường. Hy vọng những thông tin này mang đến cho quý bạn đọc sự hữu ích. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm bảo vệ môi trường như ống hút cỏ bàng. Vui lòng liên hệ với EKKO Green để được tư vấn.